Là trung gian giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư, nhân viên kinh doanh bđs là nhân tố quan trọng đem lại doanh thu cho bên bán cũng như cung cấp lợi ích cho bên mua. Trách nhiệm của họ là làm hài lòng khách hàng và là địa chỉ uy tín để các chủ đầu tư gửi bán sản phẩm. Nếu muốn trở thành nhân viên kinh doanh bđs trong tương lai, bạn cần nắm chắc bản mô tả công việc này.
Nội dung chính
Bất kì ai cũng có thể trở thành nhân viên bđs
Nhân viên kinh doanh bđs là một nghề phổ biến, chào đón tất cả mọi người trong xã hội. Thông thường, bạn chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông và giấy phép hành nghề là có thể trở thành nhân viên môi giới thực thụ. Công việc này được xây dựng theo quy trình nhất định nên thứ bạn cần nâng cấp mỗi ngày là kiến thức xoay quanh bất động sản và kỹ năng mềm cho bản thân.
Nhưng để tiến xa hơn trong ngành này, bạn cần có đủ học thức và mối quan hệ. Một tấm bằng đại học chuyên ngành bất động sản sẽ được coi trọng hơn tấm bằng trung học phổ thông. Khi làm việc ở vị trí cao hơn, kiến thức bất động sản thôi là chưa đủ mà còn là kiến thức về quản lý, tài chính, chiến lược,… mà môi trường phổ thông không cho bạn điều đó. Những mối quan hệ đủ tốt cũng giúp bạn thăng tiến nhanh hơn bởi bạn đã có sự tin tưởng, sự ghi nhận từ đồng nghiệp.
Những công việc nhân viên kinh doanh bđs cần làm
- Tiếp thu thông tin dự án đang kinh doanh, cập nhật kiến thức thị trường
- Lập kế hoạch kinh doanh bất động sản theo tuần/tháng/quý
- Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu, tư vấn sản phẩm phù hợp
- Cầu nối giữa chủ đầu tư và khách hàng, đem lại giá trị tối đa cho 2 bên
- Định giá thị trường, phân tích dự án giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp
- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết như sổ đỏ, giấy tờ mua bán,..
- Làm việc với các bên khác như:thẩm định, ngân hàng, thanh tra, địa chính,…
- Truyền thông quảng cáo cho dự án nhà đất đang kinh doanh
- Xây dựng mạng lưới khách hàng đã, đang và chưa giao dịch
- Duy trì mối quan hệ với chủ đầu tư và khách mua
- …
Cần làm gì để thành công trong nghề bất động sản
Hãy là người bạn tin cậy của khách hàng
Đừng bao giờ đem tâm thế là người bán hàng trong lần đầu gặp mặt khách hàng. Hãy trở nên thân thiện và cởi mở, tạo dựng niềm tin và mối quan hệ với khách hàng. Điều họ cần nhất là một người thấu hiểu vấn đề của họ chứ không phải nhân viên bán hàng thông thường.
Có những mối quan hệ đủ chất lượng
Việc tạo dựng những mối quan hệ, đặc biệt với tầng lớp khá giả là rất quan trọng bởi họ là tệp khách hàng chính của bạn. Những nhà đầu tư bất động sản thường muốn giao dịch với những người quen biết và đủ tin tưởng. Nếu chưa thể có những mối quan hệ này, hay không ngừng học hỏi các kỹ năng giao tiếp và làm việc với con người mỗi ngày.
Có khoản tài chính dự phòng
Nhân viên kinh doanh bất động sản cần đầu tư một khoản tương đối cho việc gặp mặt khách hàng, đầu tư trang phục, tham gia các khóa học liên quan đến ngành và dự phòng rủi ro cho những thương vụ bất động sản bất thành. Quỹ dự phòng cũng là khoản duy trì cuộc sống trong quãng thời gian bạn không có được nguồn thu nhập từ nghề môi giới.
Tinh thần không ngại khó khăn
Đặc thù là công việc linh doanh, môi giới bất động sản cần di chuyển rất nhiều bất kể thời tiết hay thời gian. Họ không có ngày nghỉ cố định như những công việc văn phòng khác. Vậy nên bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả cùng tâm thế làm việc hết mình, tránh bỏ ngang công việc và mất uy tín trong mắt khách hàng.
Đam mê với nghề
Nhiều người đến với nghề bất động sản chỉ vì hay tin nghề này đem lại nguồn thu nhập khủng mà không biết rằng còn nhiều khó khăn trước mắt. Họ nhanh chóng bỏ việc vì không thể đáp ứng yêu cầu công việc hay không tạo ra doanh thu cho công ty. Một người đam mê với bất động sản sẽ rút ra kinh nghiệm sau những lần giao dịch chưa thành công để khắc phục điểm yếu của mình, dần hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với những khách hàng trong tương lai.
Mẫu người phù hợp trong vai trò nhân viên kinh doanh bđs
Người đam mê làm giàu
Lợi ích lớn nhất mà nhân viên kinh doanh bđs nhận được chắc chắn là nguồn thu nhập dồi dào. Những trường hợp nhân viên môi giới kiếm trăm triệu một tháng không hề hiếm gặp. Tuy nhiên công việc này cần sự kiên trì và lấy thu nhập làm động lực bởi không phải ai cũng thành công với nghề trong khoảng thời gian đầu.
Người am hiểu về quy hoạch và bất động sản
Mỗi khu đất, khu dân cư sẽ có tiềm năng và lợi thế khác nhau. Bên cạnh đó, sự biến động giá và nhu cầu người mua tại mỗi khu vực đó cũng khác nhau tùy theo thời điểm. Vì vậy, nhân viên môi giới cần luôn cập nhật thông tin mới nhất xung quanh dự án bất động sản đang kinh doanh để nâng cao sự tự tin khi làm việc với khách hàng.
Năng động và nhiệt huyết
Vì công việc thường xuyên tiếp xúc với con người, sự nhiệt huyết sẽ lan tỏa năng lượng tích cực từ nhân viên kinh doanh bất động sản tới những người xung quanh. Sự năng động là động cơ thúc đẩy người môi giới tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng. Đa số nhân viên bất động sản là người hướng ngoại ,thích giao tiếp và có tinh thần tích cực.
Những công việc khác xoay quanh nghề bất động sản
Không chỉ có vị trí kinh doanh, lĩnh vực bất động sản còn rất nhiều vị trí khác như:
- Chuyên viên tư vấn bất động sản
- Trưởng phòng kinh doanh bất động sản
- Trợ lý kinh doanh bất động sản
- Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
- Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân
- ….
Để có thể trở thành nhân viên kinh doanh bất động sản, ngoài tham khảo bản mô tả công việc thì các bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về yêu cầu công việc và những phẩm chất phù hợp. Bên cạnh đó là kiến thức ngành nghề, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Tất cả cần được củng cố liên tục và sẵn sàng cho quá trình tìm việc để có được công việc như mong đợi.